Tổng Biên tập Phạm Hồng Dương: Người thức trắng đêm viết bài

Thứ hai - 18/02/2019 09:00
Từ giữa năm1980, tôi xin việc ở nhiều nơi. Khoảng tháng 10 tôi nhận được thư tay của TBT Báo Bắc Thái Phạm Hồng Dương gửi về làng tôi ở, nét chữ của ông rất đẹp, đại ý ông viết hỏi thăm sức khỏe của bố mẹ tôi và thông báo BBT Báo Bắc Thái đã đồng ý nhận tôi về Báo và ông dặn tôi hãy mang giấy chuyển công tác và giấy chuyển lương để làm các thủ tục. Ngày ấy do bận việc nên tôi không thể lên ngay được...
Một vài kỷ niệm không thể nào quên
111
TBT Phạm Hồng Dương
     Đúng một tháng sau, tôi nhận được lá thư thứ hai của ông, nội dung giống lá thư trước. Vậy là đầu tháng 12 cùng năm tôi lên nhận việc. Khoảng 8 giờ tối, tàu đến ga Quán Triều, tôi xuống ga và đạp xe vòng lại tòa soạn Báo Bắc Thái cạnh sân vận động Thái Nguyên. Ngay tối hôm đó TBT Hồng Dương cùng phó TBT Văn Giang dẫn tôi lên dãy phòng mái lợp cọ. Đây cũng là căn phòng tôi ở khoảng 3 năm cho tới khi rời tòa soạn. Khoảng 2-3 ngày sau, TBT Hồng Dương bê xuống cho tôi một chồng cao Báo Bắc Thái cùng nhiều báo cáo của các ban ngành huyện thị của tỉnh Bắc Thái. Ông bảo phải đọc cho hiểu tình hình mới có thể làm báo được. Khoảng 3 tuần sau, tôi có chuyến theo xe của Bộ CHQS tỉnh và theo chị Minh Châm là PV của tòa soạn đi làm tin đầu tiên tại huyện Đại Từ. Tối hôm tôi đi, TBT Hồng Dương mang cho tôi một chiếc cặp và một chiếc bút, ông nói: Đây là phần thưởng lao động Tiên tiến trong năm của chú, biết cháu mới từ bộ đội chuyển ngành còn thiếu đồ dùng nên chú tặng cháu.
     Sau 3 năm làm tại Báo Bắc Thái, tôi chuyển đi học và sau đó chuyển về làm tại Báo Hải Hưng. Một lần về nhà, tôi thấy bố tôi viết thư, tôi hỏi: bố viết thư cho ai? Bố tôi trả lời: Ông Dương bảo mấy lần viết thư cho anh mà không thấy anh trả lời và ông Dương hỏi anh ốm đau hay là chuyển công tác rồi… Vậy tôi phải viết thư để thưa chuyện với ông ấy. Hóa ra là thế. Quả thật dạo ấy tôi nhận được hai thư ông viết cho tôi và ông đều nhắc phải lấy vợ cho bố mẹ yên lòng, tôi thấy tôi không có chuyện gì mới nên vô lễ không thư cho ông …
Thức trắng đêm viết bài
Đó là tháng 10 năm 1983, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Ngọc Linh rủ TBT Hồng Dương đi sang huyện Lục Ngạn tỉnh Hà Bắc nơi có phong trào trồng đậu tương để học tập kinh nghiệm. Hôm đó trời mưa, đất đồi vùng Lục Ngạn dính chặt vào chiếc xe Vonga cũ của Báo Bắc Thái. (Đây là chiếc xe của Bí thư Tỉnh ủy Vũ Ngọc Linh bàn giao cho
TBT Hồng Dương dùng). Khoảng 9 giờ tối TBT Hồng Dương về đến tòa soạn. Ông điện cho bác Thụ là họa sỹ đồng thời là người sửa morat của báo thay bài để kịp in bài viết của ông về học tập Lục Ngạn đưa cây đỗ tương trồng tại các vùng đất đồi. Mà đất đồi ở Bắc Thái ngày ấy gồm các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa, Bạch Thông rộng mênh mông. Ông muốn cổ vũ cho phong trào trồng đỗ tương trên đất đồi để thoát nghèo làm giàu cho hàng vạn nông dân. Bài viết của ông có tựa đề “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Bài viết có mấy tít phụ. Khoảng hai giờ đêm ông viết xong, ông gọi lái xe mang bản thảo ra nhà in cách báo khoảng hai cây số.  Sau  nửa tiếng sắp chữ, khoảng 3 giờ kém báo bắt đầu in. Đến gần 7 giờ sáng thì báo in xong khoảng 7 nghìn bản rồi Bưu điện chuyển báo đi các địa phương…
      Hồi đó máy in báo lạc hậu, thỉnh thoảng báo xuất bản không đúng giờ. Hôm nào báo chậm, TBT Hồng Dương đi đi lại lại dọc hành lang tỏ vẻ rất chờ đợi và sốt ruột. Thấy cảnh đó, tôi và anh Hữu Minh nói trộm rằng: Sư tử đang đau đẻ kìa.
Tôi tiếc là vì đi học nên chỉ được làm báo dưới quyền TBT Hồng Dương có gần 3 năm rồi xa ông. Trong tôi ông  là một nhà báo sống đẹp như đời nghệ sỹ. Dáng ông cao lớn, gương mặt ông đẹp  với nụ cười má lúm đồng tiền và giọng nói trầm ấm. Ông sống chân thành và hiếu khách. Với cấp dưới có khi ông vẫn mời nước bằng cả hai tay. Cả đời ông chưa bao giờ làm hại ai mà thường chỉ giúp người làm lẽ sống. Ông rất yêu nghề và cộng tác với nhiều báo, khi nghỉ hưu ông vẫn có nhiều bài viết gửi cho các báo. Đường vào nghề báo của ông cũng như là duyên định để ông suốt đời gắn bó với cây bút và trang viết. Ông xuất thân từ một giao liên kiêm đánh máy chữ cho Báo Quân khu Tả ngạn – Nay là quân khu 3. Ông đánh máy bằng 10 ngón tay. Từ đánh máy ông học viết tin và viết báo. Khoảng những năm 60 ông về làm tại Báo Sơn Tây. Ông từng làm thư kí tòa soạn Báo Sơn Tây hồi đó. Sau này ông được về công tác tại Vụ Báo chí trực thuộc Ban Tuyên giáo TW. Ông được “xách cặp theo hầu” nhà báo Vụ trưởng vụ Báo chí thuộc Ban Tuyên huấn TW Lưu Quý Kỳ như lời ông từng nói. Chiến tranh chống Tàu nổ ra, khoảng tháng 3 năm 1979, ông được tỉnh Bắc Thái xin về làm Tổng biên tập cho suốt tới năm 1996 là năm ông nghỉ hưu. Như vậy ông có gần 18 năm làm TBT trong đó có hai năm phải làm thêm vì chưa tìm được người thay thế. Tại Báo Bắc Thái ông  sáng lập và là cây viết chủ lực cho nhiều chuyên mục trong đó có chuyên mục “Người Sông Công” gồm những bài viết mang tính chiến đấu và phản biện. Ngoài ra ông còn viết nhiều bài dưới bút danh Thu An. Ông hào hoa, chơi rộng và hay kể về các nhà báo lớn như Lưu Quý Kỳ (Vụ trưởng vụ Báo chí Ban Tuyên huấn TƯ), Thép Mi( Phó TBT báo Nhân Dân), Hồng Hà (TBT báo Nhân Dân), Hà Đăng( TBT báo Nhân Dân) Hữu Thọ ( TBT báo Nhân Dân), Phan Quang ( TGĐ dài TNVN),  Lê Điền, Trần Minh Tân là PV báo Nhân Dân  Nguyễn Tử Văn (Vụ Báo chí) … và các TBT báo địa phương cùng thời với ông trong đó có nhiều TBT các tỉnh tôi không biết mặt nhưng cũng thuộc tên như: Hồng Lĩnh TBT Báo Hà Nội mới, Lê Trúc, Đắc Hữu TBT Báo Hà Sơn Bình, Nguyễn Mạnh TBT Báo Hà Bắc, Vũ Long TBT Báo Hải Phòng, Nguyễn Thi TBT Báo Hải Dương, Phạm Đạo TBT Báo Hà Nam Ninh, Nguyễn Huy Trợ TBT Báo Quảng Ninh, Phạm Văn Thụ TBT Báo Hoàng Liên Sơn, Nguyễn Uyển TBT Báo Vĩnh Phú… Họ đều là những cây đa cây đề của làng báo Việt Nam suốt dời gắn bó với báo chí và có những cống hiến cho nền báo chí cách mạng trong đó có TBT Phạm Hồng Dương. Ông cũng như các thế hệ làm báo lớp trước đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ông mất đầu tháng chạp năm 2013 tại quê nhà xã Long Hưng huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên thọ 81 tuổi.
 
Nguyễn Công Đán



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay487
  • Tháng hiện tại109,799
  • Tổng lượt truy cập3,079,709
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây