Đề tài độc – Tác phẩm hay

Thứ hai - 14/10/2019 07:27
Để nâng cao nhận thức về vai trò của các cấp Hội và hội viên trong việc phấn đấu có nhiều tác phẩm báo chí chất lượng cao dự Giải Báo chí quốc gia hằng năm, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội thảo báo chí khu vực Tây Nguyên và miền Trung với chủ đề “Giải pháp nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí”, ngày 30/8, tại Đắc Lắk.

Câu chuyện đề tài

Căn cứ chỉ thị số 37/CT-TW của ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), ngày 29/3/2007, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 369/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Giải báo chí quốc gia (Giải BCQG) và giao cho Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) và mời Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) tham gia thực hiện. Mục đích của Giải BCQG là lựa chọn để trao giải cho những tác phẩm báo chí đạt chất lượng cao về tư tưởng, chính trị, văn hóa; có nội dung và hình thức hấp dẫn, đạt hiệu quả xã hội to lớn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Thông qua Giải báo chí quốc gia góp phần động viên, cổ vũ phong trào thi đua lao động sáng tạo của đội ngũ những người làm báo trong cả nước; phát hiện, bồi dưỡng những tài năng báo chí trong xã hội. Đây là giải thưởng cao quý và danh giá của giới báo chí Việt Nam.
111
Cách chọn đề tài thể hiện rõ đạo đức nghề nghiệp của phóng viên
Tính đến nay, Giải BCQG đã qua 13 năm thực hiện (năm sau trao giải cho năm trước), chất lượng các tác phẩm dự giải ngày càng nâng cao, tạo uy tín lớn trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các cấp hội, các cơ quan báo chí vẫn còn một số hạn chế nhất định. Vấn đề quan trọng nhất là câu chuyện chọn lựa đề tài. Thực tế cho thấy, một tác phẩm báo chí đạt chất lượng cao cần phải có đề tài hay và đáp ứng một số tiêu chí như: Đúng, trúng, hấp dẫn. Trước hết, cần phải đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà Nước. Theo Tiến sĩ Trần Bá Dung, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, đề tài báo chí cần phải trúng có nghĩa là trúng với điều mong đợi công chúng muốn được biết, được hiểu, được tham gia. Mặt khác, cần phải có đề tài hấp dẫn đó là tính mới lạ, tính thời sự, nội dung hấp dẫn, thiết thực đáp ứng nhu cầu bức thiết của công chúng.

Nhà báo Trần Văn Nghĩa, Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai cho biết, để có một tác phẩm báo chí hay chứa đựng lượng thông tin có giá trị nhất, đó là tính chính xác, trung thực, tin cậy, hấp dẫn, kịp thời, có hiệu quả và ứng dụng xã hội cao. Đặc biệt đối với các tác phẩm báo chí về miền núi, dân tộc thiểu số, phóng viên cần bám sát sự kiện đang được dư luận và đồng bào các dân tộc quan tâm như: nhu cầu về chế độ chính sách, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa… Hội Nhà báo Tỉnh luôn vận động hội viên, phóng viên tăng cường học tiếng địa phương để thông thạo ngôn ngữ cũng như hiểu biết phong tục tập quán của người bản địa. Bên cạnh đó, phóng viên phải có bản lĩnh, hiểu biết, tích lũy vốn sống và khả năng giao tiếp tốt, trăn trở với đề tài và phương pháp sáng tạo trong thể hiện bài viết mới có thể sản xuất được những tác phẩm chất lượng cao, có giá trị tốt…

Kinh nghiệm từ thực tế

Hội thảo đã nghe 12 tham luận của các đồng chí lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố trong khu vực và các nhà báo có tác phẩm báo chí chất lượng cao, từng đạt Giải BCQG. Các ý kiến tham luận tại hội thảo cơ bản thống nhất nhận định, để nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí, các tác giả phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ từ khâu chọn đề tài, khai thác, xử lý thông tin, đến hoàn thiện tác phẩm.

 Về ảnh báo chí, Hội Nhà báo Bình Định đã chủ động phối hợp với Sở Du lịch Tỉnh tổ chức cuộc thi và triển lãm ảnh báo chí “Bình Định điểm đến cuốn hút”; phối hợp với UBND huyện Hoài Nhơn tổ chức cuộc thi và triển lãm ảnh báo chí “Hoài Nhơn đổi mới và phát triển”. Ngoài ra, Hội Nhà báo Tỉnh thường tổ chức cho hội viên đi thực tế, chụp ảnh liên quan đến chủ đề của cuộc thi, qua đó hội viên có thêm “sân chơi” bổ ích và nâng cao tay nghề cho hội viên, đáp ứng nhu cầu làm báo đa phương tiện trong kỷ nguyên số hiện nay.
111
Tận dụng không gian để tác nghiệp
Cụ thể, một số tác phẩm báo chí có đề tài hay, nhưng nội dung nghèo nàn, không sát với tiêu đề, thiếu chi tiết hấp dẫn, không có dấu ấn lao động của nhà báo sẽ không được đánh giá cao. Đặc biệt, cần tránh những tác phẩm có tính thiên vị, một chiều, đôi khi áp đặt hoặc thổi phồng “quá” sự thật… Mặt khác, tác phẩm báo chí được coi là có chất lượng phải có chiều sâu, đi tận cùng của vấn đề, có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội.

Có thể thấy, trên cơ sở nội dung các tham luận và các ý kiến phát biểu. Hội thảo thống nhất đề xuất, khuyến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ của các cấp hội ở địa phương và tại các cơ quan báo chí hiện nay, nhằm tạo điều kiện cho hội viên Hội Nhà báo Việt Nam nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí, thực hiện có hiệu quả Đề án sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao trong thời gian tới.

Những năm gần đây, để tạo hiệu ứng rõ rệt về vai trò của việc hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao. Hội Nhà báo tỉnh Đắc Nông thường lồng ghép tổ chức trao và giấy chứng nhận cho các tác giả đạt giải tại lễ khai mạc Hội Báo Xuân hàng năm. Vì vậy, không những tác giả đạt giải có thêm sự động viên, khích lệ mà còn tạo thêm sự lan tỏa, thật sự là sân chơi của những người làm báo trong tỉnh, thể hiện khả năng làm báo cũng như có thêm động lực mới trong quá trình tác nghiệp về lâu dài. Đặc biệt, các hội viên, nhà báo thể hiện tinh thần cầu thị, trách nhiệm, có thái độ tích cực trong việc tham gia, xem đây thực sự là môi trường để cọ xát, thể hiện khả năng, kỹ năng nghề báo cũng như có thêm những kinh nghiệm quý báu trong quá trình tác nghiệp.
 
Huy Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây