Sổ tay người làm báo: Nơi tôi đã qua, người tôi đã gặp – Một thời làm báo Hải Hưng xưa                 

Thứ hai - 11/11/2019 09:31
Sau khi nhận quyết định nghỉ hưu Giám đốc đài PT-TH Hải Dương, tôi làm đơn xin thôi chức Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương. Nhưng khi gặp Bí thư tỉnh ủy lại động viên tôi làm hết khóa, nếu chưa bồi dưỡng đựơc người thay thì phải  làm thêm khóa nữa. Tôi bàng hoàng không phải ngạì gì mà muốn nghỉ để giành thời gian vào rừng ở, để tập trung cho sáng tác văn học. Vậy mà tôi cố gắng làm hết nhiêm kỳ, cũng là thời gian giới thiệu để Tỉnh ủy chọn người thay. Thế rồi đại hội xong, tôi thảnh thơi đựơc nghỉ, chấm dứt hơn ba mươi năm bươn trải với nghề báo.
111
Nhà báo Nguyễn Thanh Cải với gần 50 cuốn sổ ghi chép trong hơn ba mươi năm làm báo Hải Hưng. Ảnh: Thiên Tân
Khi đến ở ngôi nhà tĩnh lặng, khuât nẻo nơi lưng đồi An Lĩnh, miền núi Chí Linh, tôi lại thao thức nhớ về những nơi tôi đã qua, những người tôi đã gặp. Sao những ngày ở phố phường thì nhớ rừng nhớ suối, nhớ những địa danh những viên quặng đá mà thời làm địa chất mình đã đi,đã tìm ra. Nay vào rừng lại nhớ những làng quê, khi làm báo mình đã qua, những sự kiện mình đã ghi, đã viêt,  đã in trên báo. Có vùng quê xưa ngèo nay đã giàu, có những  người đã trở thành anh hùng, có người là lãnh đạo cấp cao. Song, cũng có người thiếu sự rèn luyện nên đã mắc sai lầm bị kỷ luật . Ở trong ngôi nhà yên tình mà nhiều lúc điện thoại cứ réo lên vọng tiếng người xa gọi tới, cứ như mình chạy trốn sự đời…Tôi quyêt định ngừng thông tin qua điện thoại để viết tiểu thuyêt "Cổng làng" về đề tài nông thôn. Tôi phải tìm đến "người bạn đồng hành" của minh là những cuốn sổ ghi chép hơn ba mươi năm làm báo. Gần năm chục cuốn sổ ghi chép, có tới hơn hai trăm xã phường tôi đẫ tới, đã làm viêc, đã ghi chép từng chi tiêt.Mỗi trang ghi chép rõ từng ngày, tháng, năm, tiếp xúc với ai, gặp những việc gì. Ngày ấy với nghề báo tôi đặc biệt lưu tâm ghi chép các số liệu, các chi tiết điển hình rồi viết ngay, kịp thời đăng báo. Khi mở lại những trang ghi chép với những nơi tôi đã qua, người tôi đã gặp lại hiển hiện sống động như cái ngày xưa ấy. Ông chủ nhiệm HTX Thủ Sỹ huyện Phù Tiên dẫn tôi tới từng nhà, từ trẻ con đến người già đều biêt đan lờ đó. Dọc đường về chúng tôi gặp những chiêc xe đạp chở nhũng bó hàng lờ đó to đùng như diễn viên xiếc về các làng quê đầm bãi ven sông. Mở những trang ghi chép về xã Hiến Nam, lãnh đạo xã qua nhiều thế hệ đều trăn trở: Ở ngoại thị mà không biêt buôn bán gi nên vẫn ngèo. Lúc này cánh nhà báo chúng tôi gọi là thị xã Hưng Yên là thị xã bị bỏ quên(?). Trong các sổ ghi chép có rât nhiêu lần ghi địa danh những xã ở Châu Giang. Những địa danh này chúng tôi về nhiêu, vì đây là huyện có nhiêu loại cây màu công nghiệp trong nông nghiệp chế biến.  Anh Nguyễn Đình Phách luc đó ở Trạm đay, lần nào cũng say sưa nói về tiềm năng xuât khẩu sợi đay. Ông Bí thư Huyên ủy Châu Giang lần nào chúng tôi về cũng đưa đi thăm vùng cây dược liệu.Và cũng nhiều lần phải hỏi lại nhà báo Lê Đình Giao thường trú ở địa phương để kiểm tra độ chính xác.

Trong sổ ghi chép của tôi có rất nhiều lần ghi quan điểm của anh Trân Đăng Ninh, Trưởng Ban kinh tế Tỉnh ủy nói về chiên lược phát triển hàng hóa trong nông nghiệp. Tôi có nhiều trang ghi chếp về làng quê bên cống Xuân Quang. vì đây là đầu nguồn của Công trình thủy nông Băc-Hưng-Hải, còn Tứ  Kỳ quê tôi là điểm cuối của công trình. Sổ ghi chép còn có những số liệu mực nước thượng nguồn qua sông Hồng chảy vào cống Xuân Quang để so sánh với mùa con nước dưới hạ nguồn cửa sông nơi cuôi cùng của công trình Bắc-Hưng-Hải. Ở Mỹ Văn cũng là nơi có nhiều địa danh ghi trong sổ, đặc biệt là vùng đất trồng cây hoa cúc dược liệu ở các xã Trưng Trắc, Tân Quang và hình ảnh những bà mẹ vùng trồng hoa dựợc liệu mang sản ra Hà Nội bán. Ở Mỹ Văn còn có điểm Trai Trang chuyên buôn bán thực phẩm, nhất là giò chả. Đêm đêm dân làng chế biến, sáng sớm xe đã lườm lượp về lấy hàng, thị trường nhộn nhịp suốt đêm ngày chẳng khác xã Tân Hương huyện Ninh Thanh. Tôi đã có những bài ghi chếp về vùng thâm canh cây màu vụ đông của các xã Đại Đức, Đồng Gia huyện Kim Môn nơi tiếp giáp thành phố Cảng Hải Phòng, rồi làng nghề Đại Đồng, Minh Khai huyện Mỹ Văn chẳng khác gì phố Sặt huyện Bình Giang, Những trang ghi chép về qui trình các nấu rượu ở Lạc Đạo,Trương Xá và Phú Lộc, chỉ có bí quyết hương vị đặc trưng riêng của rượu mà ba lò không không tiết lộ.  Riêng có tương bần tôi đã ghi, đã chụp ảnh rồi lại xóa vì tương Bần chỉ nên thưởng thức vị ngọt đậm không nên xem qui trình chế biến. Đó là một số điểm ghi chép, mà khi đọc lại tôi cảm thấy cứ hiển hiện hình ảnh con người và sản vật như có hồn, có hương tạo nên những cảm xúc lãng mạn trong từng trang của nhưng truyện ngắn và tiểu thuyết mà tôi đã viết.

Lại có những cuộc tiếp xúc với các điểm nóng khiếu kiện sảy ra ở một số làng xã như vụ bà Lếnh mấy năm liền theo kiện lãnh đạo xã Hòa Phong huyện Mỹ Văn. Vụ Đồng Tiến huyện Châu  Giang, lúc đó Bí thư Tỉnh ủy Lê Đức Bình hỏi cánh nhà báo chúng tôi nhận định và nên xử lý thế nào? Câu hỏi quá khó, nhưng thấy Bí thư muốn tìm quan điểm khách quan. Tôi bảo: Bí thư chưa vội truy chụp, mà phải tìm mối để gỡ. mâu thuẫn phát sinh ở đâu thì gỡ ở đó! Bí thư lại hỏi: Cậu nào viêt Người đàn bà quì?. Tôi bảo: Thưa Bí thư, không cần phải truy ai viết mà xem bài viết ấy có đúng bản chât của sự việc không và có gợi mở gi cho hướng giải quyêt! Ông bảo: Các cậu lại bảo vệ nhau. Tôi bảo: Thưa Bí thư, nhà văn thường nói bóng gió, Bí thư xem người ta nói ý gì…? Rồi tiếp đó là các vụ xung đột nội bộ giữa các thôn ở Tân Việt huyện Cẩm Bình, Đông Xuyên huyện Ninh Thanh. Đây là xung đột tranh chấp quyên lợi giưa các thôn, không thể lấy áp lực nào đó mà ép được, cần phải luồn sâu, nắm được cái nút ở chỗ nào rồi gỡ dần.   Rút kinh nghiêm từ những vụ đó khi xây dựng tiểu thuyêt "Cổng Làng"'tôi cũng dựng nên những điểm nóng, dẫn đến xung đột, dẫn đến biêu tình, chính quyền dùng lực lượng công an, bộ đội đàn áp. Đó là sai lầm về xác định mâu thuẫn,dùng quyền lực mà đàn áp dân nên không thành công. Khi làm luận văn tốt nghiệp lớp cao cấp Chính trị, tôi đã đưa vụ việc này vào luận văn với những trang ghi chép từ thực tiễn sinh động. Rồi tôi tự nhận thấy những cuốn sổ ghi chép thời làm báo thật có giá trị.

Nhớ lại những ngày làm báo ở cơ quan báo Hải Hưng, một tỉnh rộng nằm ở phía Đông và phía Tây đường 5, phương tiên đi lại ngày đó của phông viên chủ yếu là xe đap. Để thuận tiện cho chuyến đi công tác lấy tư liệu ở các địa phương trong tỉnh, tôi thường vạch ra một tuyến đi phù hợp là xuất phát từ cơ quan, theo đường 39 qua huyện Ninh Thanh, tiếp cận một cơ sở rồi chiều ở huyện Phù Tiên, tối ăn nghỉ và tranh thủ làm việc với thị xã Hưng Yên. Phải ngủ lại Hưng Yên cho tình cảm, kẻo lại bị trách là thị xã bỏ quên. Lần nào không ở lại thị xã thì phải vào với anh Lê Công Nhữ, Bí thư Kim Thi tình cảm lắm. Buổi tối vừa tâm sự vừa trao đổi được nhiều việc.  Hôm sau lại sang Mỹ Văn, Bí thư Phách luôn có những ý tưởng táo bạo, ít phải hỏi mà ghi chép được nhiều. Cuối chuyến đi là làm việc với Cẩm Bình.  Kết thúc cuộc hàng trình về cơ qua báo lại mở sổ ghi chép ra, sự kiện nào nóng thì viết cho đăng báo trước, còn các tư liệu dùng dần theo chủ đề của từng số báo. Rồi tuần sau lại hành trình qua các huyện phía Đông của tỉnh. Số liệu ghi đầy trong sổ rồi, nhưng phải nhậy cảm.  Có lần Tổng biên tập Nguyễn Thi  duyệt bài thấy số liệu đã cũ, tôi phải điện xuống cơ sở xin số liệu mới.  

Những ngày ở ngôi nhà trong rừng, mở từng trang ghi chép, từ những ngày tháng xa xưa, những đất và người nơi xưa đã gợi lại trong tôi nhiều tâm trạng. Từ những tâm trạng vui, buồn đã dâng lên nguồn cảm hứng  thổi hồn vào những trang văn mang hình tượng sống động của những làng quê nơi tôi đã qua, người tôi đã gặp một thời làm báo Hải Hưng xưa.
Nhà báo Nguyễn Thanh Cải

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây