Nhiều câu chuyện trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 không rõ tính giáo dục

Thứ bảy - 10/10/2020 15:23
Không ít phụ huynh, giáo viên lo lắng về nội dung của những câu chuyện dân gian, ngụ ngôn đưa vào sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 không thể hiện rõ tính giáo dục.

Không chỉ phàn nàn về những từ ngữ đưa vào sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 chưa phù hợp, phương ngữ, ít người biết, các phụ huynh còn lo lắng về nội dung của những câu chuyện dân gian, ngụ ngôn mà học sinh lớp 1 được học.
111
Câu chuyện trong sách khiến phụ huynh lo lắng /// Nghĩa Hiếu

Dạy tính lừa lọc, mưu mẹo?

Một bạn đọc có con học lớp 1 đã chụp hình sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Cánh diều) bài 63- Ôn tập với phần Tập đọc là truyện dân gian Việt Nam có tên Cua, cò và đàn cá với nội dung như sau:

Cò kiếm ăn ở ven hồ. Gặp cá rô, nó ra vẻ thật thà: Dăm hôm nữa, hồ bị tát cạn, cá tôm sẽ bị bắt hết.

Đàn cá nhờ cò giúp. Cò hứa đưa đàn cá đến xóm bên. Lũ cá nghe cò. Thế là cò dần dần chén hết đàn cá”.

Từ nội dung câu chuyện trên, bạn đọc hoang mang: “Nếu để ôn tập, rèn kỹ năng đọc, vốn từ thì kho tàng truyện dân gian có hàng ngàn câu chuyện có ý nghĩa giáo dục. Cớ sao các nhà biên soạn sách lại lấy một câu chuyện có tính chất lừa lọc, mưu mẹo, gian xảo để cho học trò đọc và học. Tên câu chuyện là Cua, cò và đàn cá nhưng không thấy xuất hiện “nhân vật cua”, con tôi thắc mắc hỏi “cua đâu bố?”, tôi thật sự không biết giải thích với con thể nào? Và đã đành hẹn để đọc lại rồi giải đáp chứ không dám trả lời theo logic câu chuyện là bởi vì cò trước khi lừa cá thì đã lừa và “chén” cua rồi”.
111
Một bài tập đọc trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh Diều)
NGHĨA HIẾU

Học gì qua câu chuyện dạy nhau cách trốn việc?

Tương tự, chị Nguyễn Quỳnh Trang, phụ huynh lớp 1 ở Q.12 (TP.HCM) phản ứng về câu chuyện Hai con ngựa trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Cánh Diều) ở trang 157:

Bác nông dân nọ có một con ngựa tía, một con ngựa ô. Ngựa tía biếng nhác. Còn ngựa ô làm lụng vất vả. Một đêm, ngựa tía thắc mắc:

- Chị làm hùng hục như thế để làm gì?

Ngựa ô ngạc nhiên: Không làm thì ông chủ mắng

- Chủ mà giục em làm, em sẽ trốn.

Ngựa ô lẩm bẩm: “Có lí lắm

Phụ huynh học sinh này nói: “Dạy học sinh các từ chăm chỉ, lười biếng nhưng lại lấy một câu chuyện phản giáo dục, với chiêu trò của 2 con ngựa chỉ nhau cách trốn việc, làm việc thiếu trách nhiệm. Học sinh sẽ học, phát triển tư duy năng lực thế nào từ những câu chuyện tích hợp trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 như thế này?. Tôi thật sự lo lắng”.

Nội dung câu chuyện bị cắt xén, xuyên tạc?

Khi biên soạn giáo trình văn học cho thiếu nhi, phần văn học dân gian, tôi có nói đến thể loại ngụ ngôn. Ngụ ngôn mang tính trí tuệ hàn lâm hơn là tính chất bình dân. Ngụ ngôn thường sử dụng hình tượng loài vật như một ẩn dụ về một triết lý. Điều này làm cho ngụ ngôn khác biệt với truyện loài vật. Ngụ ngôn không lấy loài vật làm đối tượng miêu tả (đặc điểm tự nhiên và mối tương quan với xã hội con người) như truyện loài vật mà chỉ dùng loài vật như một phương tiện minh hoạ cho bài học triết lý.

Hình tượng của ngụ ngôn không là hình tượng trực quan sống động mà là hình tượng của suy tư trừu tượng. Cho nên sẽ có loại ngụ ngôn trẻ em hiểu được và loại không thể hiểu được. Loại hiểu được là những truyện đơn giản nằm trong tiềm năng và phạm vi trải nghiệm của trẻ. Còn loại không thể hiểu được là những truyện hoàn toàn thuộc trải nghiệm của người lớn khi con người phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề của cuộc sống: dối trá, lọc lừa, thủ đoạn… Những truyện này nếu áp đặt cho trẻ em, không chỉ trẻ em không hiểu được mà còn tác động ngược. Do tính chất hàm ẩn rất trừu tượng của hình tượng gián tiếp, cho nên cái sai, cái xấu bị phê phán trong ngụ ngôn nhiều khi tác động trực tiếp vào trẻ em làm cho trẻ em tự đồng hóa mình với nhân vật. Không chừng trẻ em thấy lười biếng, lừa lọc, dối trá… tốt hơn là thật thà, siêng năng mà với lứa tuổi ấy, thầy cô rất khó nói sao cho chúng hiểu.

Tôi hiểu những người soạn sách tiếng Việt 1 mới muốn tích hợp học chữ với học trải nghiệm cuộc sống qua ngụ ngôn, nhưng sự tích hợp ấy là vội vàng và hoàn toàn sai lầm. Không nhất thiết phải biến trẻ mới 6 tuổi thành người lớn nhanh, vì như vậy là giết chết tuổi thơ hồn nhiên. Mà sự lớn nhanh theo tác động tiêu cực từ trong những mẩu chuyện ấy thì là một thảm họa của xã hội. Đó là chưa nói, các mẩu chuyện gọi là “phỏng theo” Lev Tolstoy hay La Fontaine đã bị các nhà soạn sách cắt xén, xuyên tạc hoàn toàn khác với nguyên bản. Trong trường hợp ấy, thầy cô nếu không biết nguyên bản sẽ còn hiểu sai và dạy sai, huống hồ là đặt vào quá tầm đón nhận của trẻ em.

Tôi thật sự bất ngờ là truyện ngụ ngôn lại chiếm một dung lượng lớn trong sách tiếng Việt 1. Cái chữ với trẻ em đã trừu tượng, lẽ ra chính câu chuyện và hình ảnh trực quan sẽ làm cho cái chữ trừu tượng trở nên gần gũi, dễ hiểu, đằng này người viết sách chủ quan ném truyện ngụ ngôn vào đó làm cho cái trừu tượng thêm trừu tượng và rắc rối, phức tạp hơn nữa. Đó là mục tiêu phát triển năng lực theo nghĩa đánh thức và phát huy tiềm năng của lứa tuổi hay thách đố trí tuệ trẻ em?

Tiến sĩ Chu Mộng Long
(Trường ĐH Quy Nhơn)
Chia bài tập đọc thành nhiều phần, có hợp lý?

Thiết kế các bài đọc môn tiếng Việt lớp 1 trong bộ sách Cánh Diều chia làm nhiều phần. Chẳng hạn với bài bài 63- Cua, cò và đàn cá (1) với nội dung như đã dẫn ở trên là phần 1, sang bài 64 sẽ có phần 2 mới thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Tương tự như vậy với bài Hai con ngựa (Bài 88 và 89).

Vấn đề ở đây, với học sinh lớp 1, tách nội dung bài học như vậy là không hợp lý trong việc giáo dục. Học sinh tuổi này học đến đâu sẽ hiểu đến đó nên nếu tách nội dung bài đọc làm 2  hay nhiều  phần sẽ khiến học sinh hiểu sai tinh thần bài học.

 

Giáo viên nói gì về nội dung câu chuyện?

Bà Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục toàn cầu của Microsoft, chia sẻ: “Cảm giác đầu tiên của tôi khi đọc câu chuyện trong sách là không an toàn, không thoải mái nếu có con học cuốn sách này. Con tôi sẽ được giáo dục thế nào khi đây khi não bộ của một đứa trẻ 6 tuổi chưa đủ khả năng để suy nghĩ đặt ngược lại vấn đề. Ở lứa tuổi này khi đọc bài tập đọc sẽ ám thị và sẽ là cách ứng xử nên nếu đưa ra một tình huống sai thì có thể dẫn đến cách ứng xử theo tình huống đó”.

Vì vậy, theo bà Diễm Quyên, với học sinh lớp 1, đang học và luyện từ thì cần thiết nên dùng ngữ liệu là những câu chuyện đẹp, có ngôn từ đẹp, định hướng tốt, giáo dục lối sống, kỹ năng. Và không kho tàng văn học dân gian hay hiện đại, trong nước hay trên thế giới đều không hề thiếu. Và có thể lấy từ chính những câu chuyện có thật trong cuộc sống hằng ngày đề giáo dục học sinh

Còn giáo viên Huỳnh Lê Ý Nhi (Q.Tân Phú, TP.HCM) bày tỏ quan điểm: “Nội dung câu chuyện không có tính giáo dục. Bởi lẽ trẻ em sẽ bắt chước sự gian dối, lừa lọc. Hãy cứ dạy trẻ thật thà, ngay thẳng và biết giúp đỡ người khác. Những bài học đầu đời rất quan trọng vì nó để lại dấu ấn sâu đậm, khó quên trong tâm trí mỗi người”.

 Theo Thanh niên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập38
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay1,766
  • Tháng hiện tại129,117
  • Tổng lượt truy cập3,229,872
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây